TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2: TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Bệnh tiểu đường có ba loại chính: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Trong đó, tiểu đường tuýp 2 là phổ biến nhất, chiếm 90-95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường . Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nhưng do tỷ lệ béo phì ngày càng cao nên hiện nay ngày càng nhiều trường hợp bệnh được phát hiện ở tuổi vị thành niên và người trẻ tuổi.

Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2

Thông thường, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 không dễ nhận biết hoặc khá nhẹ nên bạn không nhận ra trong nhiều nằm ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:

• Mắt bị mờ

• Mệt mỏi kéo dài

• Ăn nhiều nhưng vẫn nhanh đói

• Hay khát nước và đi tiểu nhiều

• Vết thương lâu lành

• Đau và tê ở chân hoặc tay

• Sụt cân không rõ lý do

5 nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Do ít có biểu hiện rõ ràng nên nhiều bệnh nhân sau khi bệnh đã tiến triển nặng mới bắt đầu phát hiện và điều trị. Chính vì thế bạn phải thường xuyên duy trì việc kiểm tra đường huyết khi bắt đầu nghi ngờ bệnh, đặc biệt nếu thuộc 5 nhóm đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sau:

• Người trên 40 tuổi

• Người béo phì hoặc thừa cân

• Gia đình có người thân bị tiểu đường

• Bệnh huyết áp cao

• Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ

9 dấu hiệu nhận biết tiểu đường tuýp 2

Không như tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 thường diễn tiến chậm rãi, với những triệu chứng mơ hồ dễ bỏ sót hoặc nhầm lẫn với các tình trạng khác. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà không hề hay biết. Hãy cùng CarePlus tìm hiểu 9 dấu hiệu nhận biết tiểu đường tuýp 2.

1. Đi tiểu thường xuyên

Dấu hiệu này bao gồm các tình trạng tiểu nhiều vào ban ngày, tiểu đêm trên 2 – 3 lần. Ở trẻ em, tình trạng tiểu dầm cũng là 1 dấu hiệu cần lưu ý. Nguyên nhân do thận phải làm việc nhiều hơn để thải lượng đường dư thừa ra ngoài. Đi tiểu thường xuyên khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường ngày.

2. Luôn cảm thấy khát

Người bệnh luôn cảm thấy khát là một trong những dấu hiệu đái tháo đường phổ biến. Dấu hiệu này thường đi kèm với triệu chứng tiểu nhiều. Do tình trạng đi tiểu thường xuyên khiến cơ thể mất nước nhiều hơn bình thường. Vì vậy mà cơ thể cảm thấy khát, luôn phải uống nước nhưng không cải thiện nhiều.

3. Thường xuyên cảm thấy đói

Dấu hiệu đái tháo đường này liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng của insulin. Bình thường, hormone này sẽ giúp đưa đường trong máu vào các mô cơ quan để cung cấp năng lượng. Khi insulin giảm số lượng hoặc cơ thể đề kháng insulin, chức năng này sẽ bị giảm sút.

Hậu quả là đường máu tăng cao nhưng các tế bào của các cơ quan không có đường để sử dụng. Vì thế mà cơ thể luôn trong tình trạng thiếu năng lượng. Đói là tín hiệu mà cơ thể thúc đẩy chúng ta tiếp tục nạp năng lượng vào.

4. Cơ thể mệt mỏi

Tình trạng mệt mỏi thường xuyên dù không vận động quá sức là một trong những dấu hiệu phổ biến trong giai đoạn sớm của đái tháo đường tuýp 2. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể thiếu năng lượng do thiếu hụt hoặc đề kháng insulin. Đường không được đưa vào các tế bào, tế bào không sử dụng được năng lượng. Ngoài ra, sự mất nước cũng góp phần khiến cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

5. Có vấn đề về mắt

Nhìn mờ là một trong các dấu hiệu đái tháo đường tuýp 2. Nguyên nhân của vấn đề này là do tăng áp lực trong dịch kính hoặc do tổn thương các mạch máu tại võng mạc. Bệnh võng mạc đái tháo đường giai đoạn đầu thường chưa có triệu chứng nhìn mờ rõ ràng.

Bác sĩ có thể phát hiện sự bất thường mạch máu võng mạc qua thăm khám, soi đáy mắt. Vì vậy, để phát hiện sớm và kịp thời các vấn đề về mắt, người bệnh Đái tháo đường cần tuân thủ điều trị và thăm khám thường xuyên.

6. Nhiễm trùng

Đái tháo đường khiến sức đề kháng của người bệnh giảm sút. Tình trạng suy giảm miễn dịch khiến nguy cơ nhiễm trùng ở người bệnh tăng cao hơn bình thường. Các tình trạng nhiễm trùng da thường kéo dài và có xu hướng tái phát như nhọt, loét. Ngoài ra còn có các tình trạng nhiễm trùng tiểu, viêm nhiễm đường hô hấp, đường sinh dục,…

7. Tê, ngứa đầu chi

Đây là tình trạng tê ngứa hay cảm giác nóng rát, tê rần như kiến bò ở tay chân đặc biệt là ngón tay ngón chân. Tình trạng này là hậu quả của sự tổn thương các dây thần kinh trong bệnh Đái tháo đường.

8. Giảm hoặc tăng cân không lí do

Tình trạng sụt cân nhanh thường gặp trong đái tháo đường tuýp 1. Ngược lại, bệnh nhân Đái tháo đường tuýp 2 thường gặp tình trạng thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu, tích tụ mỡ vùng bụng và nội tạng.

Người bệnh đái tháo đường tuýp 2 cũng có thể bị sụt cân ở mức độ vừa dù không ăn kiêng hay tập luyện nặng. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể thiếu năng lượng liên tục nên buộc phải tiêu cơ và mỡ để bù vào.

9. Chậm lành vết thương

Lượng đường tăng cao trong máu vừa cản trở lưu thông tuần hoàn, vừa gây tổn thương các mạch máu nhỏ và thần kinh. Vì vậy người bệnh Đái tháo đường thường không phát hiện sớm các vết thương nhỏ mới xuất hiện do giảm cảm giác đau.

Hậu quả là các vết thương này vừa không được chăm sóc tốt, vừa khó lành do máu lưu thông kém. Tình trạng chậm lành vết thương phối hợp với tăng nguy cơ nhiễm trùng khiến các vết thương, vết loét của người bệnh Đái tháo đường khó điều trị dứt điểm, cần được chú trọng chăm sóc đặc biệt.

✔️  Ngoài ra, để hỗ trợ chuyển hoá đường, hỗ trợ cải thiện chỉ số đường huyết và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường TÂM PHÚC đã có Viên uống THÌA CANH THANH ĐƯỜNG. Sử dụng 2 viên mỗi ngày để cải thiện chỉ số đường huyết, ngăn ngừa biến chứng cho ngày mới tràn ngập năng lượng!
Thông tin chi tiết VIÊN UỐNG THÌA CANH THANH ĐƯỜNG: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=844076517732189&set=pb.100063895452293.-2207520000&type=3
——————————-
🏠Công Ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Tâm Phúc
𝐷𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑇𝑎̂𝑚 𝑃ℎ𝑢́𝑐 – “𝑉𝑖̀ 𝑠𝑢̛́𝑐 𝑘ℎ𝑜̉𝑒 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑉𝑖𝑒̣̂𝑡”
📧 E-Mail: duocphamtamphuc@gmail.com
🌐 Fanpage: https://www.facebook.com/Tuyendungtamphuc
☎️ Hotline: 033 217 1796

Leave Comments

0332171796
0332171796