Bệnh xương khớp như thoái hóa, thoát vị… không chỉ xuất hiện ở người già mà trong những năm gần đây đang có xu hướng gia tăng nhanh ở người trẻ. Việc tìm hiểu, nắm rõ bệnh lý qua dấu hiệu, nguyên nhân để từ đó có hướng điều trị là cách duy nhất để tránh biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt do bệnh gây ra.
1.Bệnh xương khớp là gì? Các bệnh về cơ xương khớp thường gặp
Cơ thể con người gồm các loại khớp:
- Khớp động là các khớp ở tay, chân.
- Khớp bán động là khớp các đốt sống.
- Khớp bất động là khớp ở hộp sọ.
Trong đó khớp động và khớp bán động do nhiều yếu tố nên nhanh chóng bị suy yếu, bào mòn, hình thành các bệnh xương khớp.
Tổ chức Y tế thế giới WHO đã từng gọi giai đoạn 2012 – 2020 là “Thập niên xương và khớp” do số người mắc bệnh xương khớp ngày càng tăng cao. Điều đáng báo động là bệnh ngày càng trẻ hóa và gia tăng số người mắc tại Việt Nam. Trong đó các bệnh về xương khớp thường gặp phổ biến nhất như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm…
– Viêm khớp: thường xuất hiện tại gối, cổ tay, ngón tay, háng… biểu hiện là tình trạng sưng đau.
– Thoái hóa khớp, cột sống: Xảy ra do sự bào mòn sụn khớp, đĩa đệm, lượng dịch nhày suy giảm khiến khớp bị đau, cứng, khô khớp và cột sống.
– Thoát vị đĩa đệm: Thường xảy ra ở vị trí đốt sống cổ và vùng cột sống thắt lưng, bệnh thường gây chèn ép, ảnh hưởng đến các dây thần kinh, dễ dẫn đến teo cơ, yếu liệt.
– Viêm khớp dạng thấp: Là bệnh tự miễn xảy ra ở nhiều khớp gây sưng, đau, cứng khớp. Bệnh thường mang tính chất đối xứng 2 bên có thể ảnh hưởng đến tim, phổi, mạch máu…
– Đau dây thần kinh tọa: Hiện tượng đau từ vùng thắt lưng kéo xuống đến bàn chân xảy ra khi dây thần kinh tọa bị tổn thương.
– Loãng xương: Là tình trạng xương bị giảm mật độ trở nên xốp, dễ giòn, gãy gây đau nhức toàn thân và dễ hình thành các bệnh lý xương khớp khác.
2.Nguyên nhân gây bệnh cơ xương khớp
Theo lương y, BS.Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, mỗi nền y học có cách nhìn nhận bệnh xương khớp hình thành do các nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
Theo y học hiện đại: Các bệnh cơ xương khớp có thể hình thành do tuổi tác, thói quen sinh hoạt sai, lười vận động, chấn thương, béo phì… Những yếu tố này gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các khớp xương, mật động xương và dịch khớp khiến khớp suy yếu dễ hình thành bệnh.
Theo y học cổ truyền: Tất cả các bệnh về xương khớp đau nhức, viêm, tê mỏi, thoái hóa đều thuộc phạm vi chứng tý hình thành khi sức đề kháng cơ thể không đủ, tà khí xâm phạm đến kinh lạc ở cơ, khớp. Từ đó khiến sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn dần gây bệnh.
3.Triệu chứng bệnh xương khớp.
Tùy vào căn bệnh xương khớp, vị trí mà mỗi người bệnh có dấu hiệu đau nhức khác nhau.
Bệnh xương khớp có nguy hiểm không? Theo bác sĩ Đỗ Minh Tuấn: “Các bệnh về cơ xương khớp tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để kéo dài, bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ khiến việc điều trị khó khăn đồng thời gây ra những hậu quả nghiêm trọng đe dọa sức khỏe người bệnh như: teo cơ biến dạng khớp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ảnh hưởng đến thận, nguy hiểm nhất là tàn phế, nằm liệt giường.”
4.Các biến chứng nguy hiểm của bệnh đau xương khớp
Cơn đau kéo dài dai dẳng
Hậu quả dễ nhận thấy của bệnh đau xương khớp chính là những cơn đau dai dẳng. Mỗi khi vận động, giữ nguyên một tư thế quá lâu người bệnh thường cảm thấy đau, mỏi. Cơn đau này kéo dài từ ngày này qua ngày khác, đến bất chợt nên khiến người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi. Hãy thử tưởng tượng, lúc nào bạn cũng trong tâm trạng trực chờ những cơn đau âm ỉ. Hoặc bạn phải sống cùng với những cơn đau hàng ngày mà không có biện pháp nào? Thì lúc ấy bạn sẽ cảm nhận được những đau đớn của người bệnh đau xương khớp.
Giảm năng suất làm việc
Những cơn đau thường xuyên dẫn đến hậu quả là giảm năng suất làm việc. Vào những ngày trái gió trở trời, ngày giao mùa, những cơn đau diễn ra nhiều và mạnh hơn khiến cho người bệnh bị giảm năng suất làm việc rõ rệt. Họ thường không làm việc được trong thời gian dài, không mang vác được vật nặng. Nếu như được điều trị, người bệnh vẫn có thể tự sinh hoạt nhưng vẫn cần đến sự hỗ trợ của mọi người.
Rối loạn giấc ngủ
Đây là biến chứng dễ thấy nhất của bệnh nhân bị đau nhức xương khớp. Người bệnh thường bị đau vào ban đêm. Khi nằm lâu sẽ có tình trạng cứng khớp, hạn chế cử động nên rất khó ngủ. Không kể đến việc, những cơn đau bất chợt hoặc âm ỉ lúc nửa đêm khiến bệnh nhân thường xuyên bị tỉnh giấc. Chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, thời gian ngủ không đủ kéo theo rất nhiều những hậu quả nguy hiểm khác.
Tăng cân
Đau nhức xương khớp hạn chế sự vận động của người bệnh. Với nhiều người, việc đi bộ cũng trở nên khó khăn. Vì thế mà tình trạng tăng cân có thể đến bất cứ lúc nào. Tăng cân có thể gây nên nhiều sức ép hơn đến khớp, đặc biệt là khớp ở chân sẽ phải chịu thêm trọng tải lớn từ cơ thể. Nhưng nguy hiểm nhất là, tình trạng tăng cân có thể dẫn những căn bệnh nguy hiểm như: tiểu đường, huyết áp và tim mạch.
Ngoài những biến chứng kể trên, bệnh xương khớp còn gây ra nhiều biến chứng khác như:
– Hoại tử xương
– Gãy xương
– Nhiễm trùng khớp
– Tổn thương dây chằng
– Chèn ép một vài dây thần kinh quan trọng trong cơ thể