🌈 Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng suy thận. Để ngăn ngừa biến chứng suy thận ở người tiểu đường, bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị, có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý…
🔰🔰 Chế độ ăn cho người tiểu đường (hay đái tháo đường) cần thay đổi so với người khỏe mạnh, nhưng không có nghĩa là phải ăn uống, chọn thực phẩm quá khác biệt và khắt khe. Điều quan trọng nhất là người bệnh cần nắm vững nguyên tắc ăn uống để đường huyết luôn ở ngưỡng cho phép.
🔹 Đối với bệnh nhân đái tháo đường có mắc bệnh thận, việc chọn chế độ ăn hợp lý hết sức quan trọng, nhằm ngăn ngừa diễn tiến của bệnh. Tuy nhiên cũng phải cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể.
🔹 Trên thực tế, chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường và chế độ ăn cho người bệnh thận có khá nhiều điểm chung. Ưu tiên hàng đầu là nên ăn nhiều trái cây tươi, các loại rau củ, chất béo lành mạnh từ cá, dầu thực vật và protein trong đậu, thịt nạc. Đặc biệt, nên chọn các thực phẩm ít muối, đường và các thực phẩm không chứa nhiều carbohydrate dạng tinh chế.
❓ Vậy chúng ta cần lưu ý những điểm gì khi xây dựng bữa ăn hàng ngày ?
🔰Thực phẩm nhiều muối (natri): Những người bệnh tiểu đường có biến chứng suy thận ở trong giai đoạn 1 đến 3 thì được khuyến cáo chỉ nên dùng khoảng 2000 – 3000 mg muối/ngày. Người bệnh ở giai đoạn 4 thì chỉ được dùng khoảng 1000 – 1500 mg/ngày. Nếu người bệnh diễn biến nặng thì bắt buộc phải ăn nhạt hoàn toàn, không muối.
🔰 Giảm lượng protein trong bữa ăn : Người mắc bệnh thận không thể cắt hoàn toàn lượng Protein trong khẩu phần ăn nhưng cần hạn chế ở mức quy định.
🔰 Thực phẩm giàu phospho: Nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều phospho như: Bánh mỳ nguyên hạt, ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch, hạt hướng dương … Thay vào đó nên ăn các thực phẩm có hàm lượng photpho thấp như bánh mỳ trắng, gạo, bánh mỳ chua…
🔰 Thực phẩm giàu kali: Các thực phẩm chứa nhiều Kali bạn không nên ăn là xà lách, chuối, dưa, cam, atiso, rau mồng tơi, khoai lang, gạo nâu, sữa bò, bơ,…
🔰Những thực phẩm có hàm lượng kali thấp bao gồm: Táo, việt quất, nho, dứa, dâu tây, súp lơ, hành, ớt, củ cải, xà lách mùa hè, rau diếp, bánh mỳ trắng, thịt gà,…
🔰 Nước uống: Lượng nước uống hàng ngày nên sử dụng = 300 đến 500ml (tùy theo mùa) + lượng nước tiểu hàng ngày + lượng dịch mất bất thường, hạn chế đồ uống có ga, cồn (bia, rượu…).
💯 Với những nguyên tắc như trên, người bệnh tiểu đường có kèm bệnh thận có thể chủ động xây dựng bữa ăn cho bản thân. Hãy dựa vào sơ thích, tình trạng cơ thể, điều kiện sinh hoạt… để lên thực đơn hàng ngày; sao cho bữa ăn vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa giúp làm chậm diễn tiến của bệnh, lại còn ngon miệng!
——————————-
🏠Công Ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Tâm Phúc
𝐷𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑇𝑎̂𝑚 𝑃ℎ𝑢́𝑐 – “𝑉𝑖̀ 𝑠𝑢̛́𝑐 𝑘ℎ𝑜̉𝑒 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑉𝑖𝑒̣̂𝑡”
📧 E-Mail: duocphamtamphuc@gmail.com
🌐 Web: https://duocphamtamphuc.com/
☎️ Hotline: 033 217 1796