CẢNH GIÁC VỚI CÁC BỆNH TRẺ HAY MẮC VÀO MÙA MƯA.

Thời tiết nắng nóng đan xen mưa bất chợt khiến trẻ dễ đổ bệnh, cha mẹ cần nâng cao cảnh giác để có biện pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ kịp thời.

04 bệnh trẻ hay mắc vào mùa mưa

Sốt xuất huyết

Người bệnh dễ bỏ qua triệu chứng khởi phát sốt xuất huyết, bởi khá tương đồng với nhiễm siêu vi khác: cúm, COVID-19.

Do đó, phụ huynh cần chủ động phòng tránh sốt xuất huyết cho trẻ: Nghi ngờ trẻ mắc sốt xuất huyết cần đưa đến ngay cơ sở y tế. Không tự mua thuốc điều trị bệnh cho trẻ, bởi bệnh có thể chuyển nặng đột ngột vào ngày thứ 3-7, nguy cơ dễ trở nặng và biến chứng nguy hiểm.

Rối loạn tiêu hóa

Các triệu chứng của tiêu chảy gồm: Đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, sốt nôn ói, đau bụng và mất nước… Bệnh tiêu chảy cấp thường do virus (rotavirus, adenovirus, calicivirus…) và vi khuẩn (E.coli đường ruột…)

Thời tiết vào mùa mưa, nóng bức, độ ẩm trong không khí tăng cao, nhiệt độ hạ xuống đột ngột, thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây tiêu chảy dễ bùng phát và xâm nhập qua đường thức ăn, đồ uống gây bệnh cho trẻ. Ba mẹ cần theo dõi thực đơn trẻ ăn tại trường học và ở nhà để cân đối về dinh dưỡng và có hướng xử lý kịp thời khi con có dấu hiệu tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm.

Bệnh về da

Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều cũng là điều kiện thuận lợi gây ra các bệnh về da như: muỗi đốt, côn trùng cắn, hăm da, mẩn ngứa. Cơ thể trẻ thân nhiệt cao, dễ đổ mồ hôi, nổi rôm sảy ở vùng nếp gấp: Cổ, bẹn, vùng lưng.

Khi phát hiện ra trẻ có nốt hăm da, ngứa sưng đỏ, mẹ cần xử lý bằng cách vệ sinh vùng da con bị tổn thương, thoa kem bôi da thảo dược giúp dịu làn da bé.

Viêm đường hô hấp

Vào mùa mưa, không khí ẩm thấp sau mưa, nhiệt độ thay đổi là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh trên đường hô hấp phát triển mạnh. Các yếu tố này có thể xâm nhập vào mũi, họng khi trẻ hít thở, xuống thanh quản, phế quản, phổi. Trẻ càng nhỏ, hệ miễn dịch yếu thì các triệu chứng viêm mũi họng chuyển biến nhanh xuống viêm đường hô hấp dưới.

Các bệnh thường gặp gồm: Sốt siêu vi, cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… kèm triệu chứng điển hình: ho, ho đờm, sổ mũi, đau họng.

Phòng và chăm sóc trẻ khỏe mạnh vào mùa mưa

Gia đình có trẻ nhỏ cần có biện pháp phòng tránh và chủ động các biện pháp chăm sóc trẻ khi có dấu hiệu mắc bệnh trên, nhất là bệnh do virus gây ho, đờm sổ mũi.

Tạo cho trẻ không gian sống trong lành

Trẻ cần được sống và học tập trong môi trường sạch sẽ, trong lành, có nhiều cây xanh hạn chế các tác nhân từ môi trường (muỗi, côn trùng, nấm mốc, bụi bẩn, khói thuốc…). Thời tiết nắng nóng, ba mẹ cho trẻ nằm điều hòa đúng cách với nhiệt độ thích hợp, tránh hướng gió, giữ ấm chân, ngực, cổ cho bé giấc ngủ ngon và khỏe mạnh hơn.

Chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý

Ba mẹ cần bổ sung vào thực đơn của trẻ những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng và sức khỏe toàn diện, để trẻ có thể chất tốt nhất. Theo đó, chế độ ăn nên giàu các thực phẩm tươi, đủ chất hoặc chế phẩm siro ăn ngon bổ sung Kẽm, Selen… Hạn chế cho trẻ ăn nhiều kem đá lạnh dễ gây viêm họng. Trẻ cũng cần ngủ đủ giấc, uống đủ nước; tham gia vận động trong nhà hoặc ngoài trời tránh dính nước mưa.

Sử dụng Siro ho cảm hỗ trợ giảm ho đờm, sổ mũi

Với các bệnh về đường hô hấp, ba mẹ cần vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để làm sạch, thông thoáng đường thở. Với trẻ sơ sinh, con chảy nhiều nước mũi, ba mẹ có thể quấn tờ giấy ăn dạng bấc sâu kèn, nhẹ nhàng đưa vào mũi để lấy bớt chất nhầy. Trẻ lớn hơn thì cần uống nước ấm thường xuyên giúp làm loãng dịch nhày ở mũi.

Trẻ đi học, ở nhà, đi du lịch… phụ huynh có thể chuẩn bị các sản phẩm hỗ trợ như vitamin, viên ngậm giảm ho, siro ho cảm thảo dược… sử dụng ngay khi cần, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi hơn.

Có thể là hình ảnh về thuốc, sản phẩm chăm sóc tóc và văn bản

Leave Comments

0332171796
0332171796