Uống nước rất tốt cho sức khoẻ, nhưng uống nước ngay sau khi ăn xong lại là thói quen không tốt cho sức khoẻ.
Vì sao không nên uống nước ngay sau khi ăn?
Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm xáo trộn thời gian tự nhiên để tiêu hóa thức ăn. Điều này cũng khiến bạn cảm thấy đói nhanh hơn dự đoán, dẫn đến ăn quá nhiều và đầy hơi.
Bạn nên uống nước trong khoảng thời gian 30 phút trước và sau bữa ăn. Trong 30 phút này, cơ thể có đủ thời gian chuyển sang giai đoạn tiêu hóa tiếp theo.
Các nghiên cứu cho thấy rằng, điều cần thiết là duy trì một khoảng trống sau bữa ăn vì điều này cũng giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Uống nước ngay sau bữa ăn có xu hướng làm loãng dịch vị.
Cụ thể, uống quá nhiều nước sau bữa ăn sẽ làm loãng các enzym cần thiết cho tiêu hóa. Điều này được đáp ứng bằng cách tiết ít enzyme tiêu hóa hơn, có thể dẫn đến chứng ợ nóng và axit.
Quá trình tiêu hóa bị cản trở cũng để lại rất nhiều thức ăn khó tiêu trong hệ thống. Glucose từ thức ăn không tiêu hóa này sẽ chuyển thành chất béo và được lưu trữ trong cơ thể. Quá trình này dẫn đến sự gia tăng insulin, làm tăng lượng đường trong máu của cơ thể và có thể dẫn đến bệnh tiểu đường và béo phì.
Thời điểm tốt nhất để uống nước
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn nguồn trang THS cho biết, theo Ayurveda (hệ thống chăm sóc sức khỏe cổ xưa của Ấn Độ), uống nước ngay sau bữa ăn có thể làm rối loạn hệ thống tiêu hóa, khiến chúng ta cảm thấy đầy hơi và khó chịu, vậy thời điểm nào thích hợp để uống nước?
Ayurveda nhấn mạnh nhu cầu cân bằng ‘lửa tiêu hóa’ và giữ đủ nước để có sức khỏe tốt nhất. Mặc dù uống đủ nước là điều quan trọng, đặc biệt là sau bữa ăn, nhưng thời điểm uống nước nên là ít nhất 30 phút trước hoặc sau khi ăn. Điều này giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn mà không làm suy yếu ngọn lửa tiêu hóa.
Ngoài ra, nên uống nước rải ra trong ngày, nhấp từng ngụm nước ấm. Nước ấm có thể tăng cường ‘lửa tiêu hóa’ và hỗ trợ phân hủy thức ăn.
Trà thảo mộc hoặc đồ uống có gia vị như gừng, thìa là cũng được khuyến khích để tiêu hóa tốt hơn và tăng cường sức khỏe tổng thể.