BIẾN CHỨNG DO LOÃNG XƯƠNG

Gãy xương, lún đốt sống, gãy cổ xương đùi là những biến chứng có thể xảy ra khi một người bị loãng xương.

Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm dần theo thời gian, khiến xương giòn và dễ tổn thương, từ đó tăng nguy cơ gãy xương và nhiều bệnh lý cơ xương khớp khác dù chỉ với chấn thương nhẹ.

1. Biến chứng của loãng xương

  • Tình trạng đau kéo dài. Nhất là những trường hợp loãng xương gây xẹp đốt sống chèn ép vào các rễ dây thần kinh.
  • Biến dạng cột sống: rất hay gặp ở nữ giới với hình ảnh lưng còng. Người bệnh loãng xương có thể bị gù vẹo cột sống. Nếu bị loãng xương đốt sống ngực có thể dẫn đến biến dạng lồng ngực. Nặng hơn có thể gây khó thở…
  • Gãy xương là biến chứng nặng của loãng xương cổ tay, gãy cổ xương đùi, gãy lún xẹp đốt sống
  • Gây giảm khả năng vận động của người bệnh. Thâm chí có thể gây tàn phế làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người có tuổi.

Bệnh loãng xương ở độ tuổi trung niên

2. Biến chứng gãy xương do loãng xương

2.1. Tỷ lệ gãy xương do loãng xương trong cộng đồng người bệnh

Gãy xương là biến chứng nguy hiểm hàng đầu trong các biến chứng của loãng xương. Phần lớn tình trạng gãy xương do loãng xương xảy ra ở xương đùi, xương cổ tay, thân đốt sống… Hậu quả của gãy xương có thể là tàn tật vĩnh viễn (50%), cũng có tới 20% người bệnh tử vong. Một nghiên cứu gần đây cho thấy có khoảng 30% số ca gãy xương hông do loãng xương ở nam giới tử vong sau 1 năm. Con số này ở nữ giới vào khoảng 12%.

2.2. Đối tượng có nguy cơ cao gãy xương do loãng xương 

Gãy xương là biến chứng phổ biến của loãng xương người lớn tuổi, loãng xương phụ nữ mãn kinh, người từng gãy xương, hoặc trong gia đình có người từng gãy xương do loãng xương.

Thường không có bất cứ dấu hiệu cảnh báo sớm nào về nguy cơ gãy xương, nó xảy ra một cách đột ngột dưới một tác động tưởng như vô hại.

Một nghiên cứu mới đây của Đại học Colombia-Mỹ cho biết ô nhiễm môi trường có thể làm tăng nguy cơ gãy xương ở bệnh nhân loãng xương. Theo nghiên cứu này thì các hạt bụi trong không khí có đường kinh nhỏ hơn 2,5µm là tác nhân làm tăng phản ứng viêm, mất cân bằng oxy hóa của cơ thể góp phần làm giảm mật độ xương và tăng nguy cơ té ngã ơ những người lớn tuổi. Kết quả này cũng là lời cảnh bảo cho những người hút thuốc lá chủ động và cả thụ động.

2.3. Hậu quả của gãy xương do loãng xương

Gãy xương không chỉ khiến người bệnh đau đớn, tàn tật hoặc thậm chí tử vong mà còn là gánh nặng kinh tế với người bệnh. Có tới 30% các ca gãy xương hông cần đến sự chăm sóc điều dưỡng dài ngày, người bệnh phụ thuộc vào sự hỗ trợ của người khác ngay cả trong những hoạt động sinh hoạt tối thiểu.

Bên cạnh đó việc nằm lâu bất động ở những bệnh nhân gãy xương do loãng xương có thể dẫn đến những biến chứng khác như viêm phổi, tắc mạch chi…

Đối với trường hợp gãy thân đốt sống có thể để lại hậu quả tàn tật vĩnh viễn hoặc những cơn đau dai dẳng nhiều năm. Nhiều người bị biến dạng đốt sống có thể gây ảnh hưởng tới khả năng hít thở của người bệnh.

2.4. Điều trị với gãy xương do loãng xương

Phần lớn các trường hợp gãy xương do loãng xương được điều trị bằng bó bột, kết hợp xương bằng nẹp vít hoặc thay khớp. Chi phí cho các hoạt động điều trị này thường cao và hoàn toàn có nguy cơ bị gãy các xương khác hoặc chính các xương đã từng gãy nếu không được điều trị tốt.

3. Biến chứng lún xẹp đốt sống do loãng xương

So với gãy xương thì lún xẹp đốt sống ít gây tử vong cho người bệnh nhưng lại thường gây ra tàn tật vĩnh viễn, ảnh hưởng sinh hoạt của người bệnh

Theo thống kê của tổ chức phòng chống loãng xương thế giới thì cứ 100 triệu người bị loãng xương thì có tới gần 3 triệu người bị lún xẹp đốt sống. Tỷ lệ loãng xương bị xẹp đốt sống cũng gặp ở 40% nam giới và 25% ở nữ giới. Trong đó có hơn 1/3 số người bệnh bị đau mạn tính.

Tất cả các hoạt động sinh hoạt bình thường như mang vác vật nặng, ngã, chấn thương thể thao hoặc thậm chí là hắt hơi cũng có thể trở thành nguyên nhân gây xẹp đốt sống ở người bệnh loãng xương.

3.1. Dấu hiệu nhận biết lún xẹp đốt sống do loãng xương

Phần lớn các ca lún xẹp đốt sống ban đầu sẽ không có biểu hiện khi còn ở loãng xương chưa biến chứng. Đến khi xuất hiện biến chứng lún xẹp đốt sống người bệnh có biểu hiện

  • Biến dạng cột sống, mất đường cong sinh lý. Có thể gây gù vẹo, giảm chiều cao các thân đốt sống qua đó giảm chiều cao toàn cơ thể.
  • Nếu tổn thương lún xẹp ở đốt sống ngực có thể dẫn đến khó thở, đau ngực, đau dây thần kinh liên sườn…

3.2. Lún xẹp đốt sống dễ gây tàn phế

Thực tế có rất nhiều bệnh nhân lún xẹp đốt sống bị đau đớn nhiều. Thậm chí có trường hợp gãy cột sống dẫn đến tàn phế. Khi số lượng đốt sống bị tổn thương trên 50% sẽ gây ra nguy cơ mất vững từng đoạn của cột sống. Việc mất vững cột sống sẽ đẩy nhanh tốc độ thoái hóa cột sống.

3.3. Điều trị lún xẹp đốt sống

Người bệnh được chỉ định sử dụng các dụng cụ nẹp, chỉnh hình cho cột sống và cho khớp háng.

Điều trị tích cực loãng xương

Có thể điều trị ngoại khoa với các trường hợp lún xẹp nặng. Phương pháp tạo hình thân đốt sống bằng bơm xi măng qua da được áp dụng nhiều. Người bệnh có thể đi lại ngay sau phẫu thuật và thời gian nằm viện ngắn 2-3 ngày.

Trên đây là một vài trong số những biến chứng thường gặp của loãng xương. Rõ ràng loãng xương nguy hiểm hơn so với bạn nghĩ nhiều. Chính vì vậy bạn chỉ có 2 còn đường lựa chọn. Hoặc là tích cực điều trị loãng xương nếu bạn bị loãng xương. Hoặc là chủ động phòng tránh loãng xương khi mà xương của bạn vẫn còn đang chắc chắn hoặc bắt đầu có nguy cơ bị loãng xương. Cần đặc biệt lưu ý phòng tránh loãng xương cho đối tượng phụ nữ mang thai.

Thực phẩm hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương Dược Tâm Phúc YUMMY CALCI NANO D3: https://duocphamtamphuc.com/product/yummy-calci-nano-d3/ 

Leave Comments

0332171796
0332171796