7 THỰC PHẨM GÂY MẤT SỮA MẸ SAU SINH CẦN TRÁNH XA.

Chế độ ăn uống góp phần rất lớn đến số lượng và chất lượng sữa mẹ. Lựa chọn thực phẩm an lành, hạn chế các thực phẩm làm mất sữa, tránh xa các thực phẩm gây mất sữa là điều khiến các mẹ bỉm sữa cực kỳ quan tâm trong giai đoạn sau sinh. Phụ nữ sau sinh cần tránh thực phẩm gây mất sữa?

1. Thực phẩm gây mất sữa: Lá lốt

Đứng đầu danh sách các loại rau làm mất sữa mẹ là lá lốt. Theo quan niệm dân gian, lá lốt là một trong những thực phẩm gây mất sữa mẹ hàng đầu. Chỉ với 1 – 2 miếng nhỏ lá lốt cũng có thể khiến phụ nữ không còn sữa cho con bú.

Nhiều phụ nữ sau sinh ăn lá lốt đã bị mất sữa nhanh chóng. Tuy vẫn chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh được rằng ăn lá lốt mất sữa, nhưng để tốt nhất, mẹ nuôi con bằng sữa mẹ không nên ăn lá lốt thường xuyên.

2. Mùi tây, mùi ta

Rau mùi tây, mùi ta thường có mùi thơm đặc trưng; được ăn sống hoặc dùng làm trang trí các món ăn. Đây không phải là nguyên nhân trực tiếp gây mất sữa, nhưng là lý do làm mất sữa gián tiếp ở mẹ sau sinh.

Đối với phụ nữ đang cho con bú, ăn rau mùi tây, mùi ta có thể làm cho sữa mẹ có mùi lạ từ đó khiến em bé chán bú hoặc bỏ bú. Nếu bé bú ít, bỏ bú kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng sữa mẹ tiết ra sẽ ít đi; lâu dần gây mất sữa đột ngột.

3. Thực phẩm gây mất sữa: Bạc hà

Bạc hà cũng được coi là một trong những thực phẩm làm mất sữa mẹ. Loại thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa của người mẹ nếu sử dụng quá thường xuyên.

Thỉnh thoảng uống một tách trà bạc hà thì sẽ không gây mất sữa. Nhưng nếu mẹ uống một lượng lớn mỗi ngày thì nguy cơ gây hại khá cao. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng; những bà mẹ ăn nhiều loại kẹo có chứa bạc hà mỗi ngày đã nhận thấy sự sụt giảm trong sản lượng sữa mà mẹ tạo ra.

4. Thực phẩm gây mất sữa: Bắp cải

Theo các chuyên gia, bắp cải có thể làm giảm căng tức ngực một cách kỳ diệu. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều bắp cải trong thời gian ngắn; thì nó cũng chính là thực phẩm gây mất sữa ở mẹ.

Ăn gì bị mất sữa? 8 thực phẩm gây mất sữa mẹ cần kiêng ngay

Bắp cải chứa nhiều chất dinh dưỡng mà các bà mẹ cho con bú cần để duy trì sức khỏe; như vitamin K, C, folate và giàu chất xơ. Tuy nhiên, theo Đông Y, bắp cải có tính hàn, nếu sử dụng với lượng lớn có thể làm cho sữa mẹ ít dần đi. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng; mẹ cho con bú ăn nhiều bắp cải có thể gây đau bụng ở trẻ. Đắp lá bắp cải quá thường xuyên còn có thể làm cạn kiệt nguồn sữa của mẹ; thường được áp dụng khi mẹ muốn cai sữa cho con.

Chính vì vậy, mẹ chỉ nên ăn bắp cải 1 – 2 lần/ngày; để tránh mất sữa và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Các loại kem bôi ngoài da có chiết xuất từ ​​bắp cải; cũng có tác dụng tương tự như khi dùng trực tiếp vào cơ thể.

5. Thực phẩm gây mất sữa: Măng

Đối với người bình thường, măng cũng là một thực phẩm không quá tốt, và chúng ta cũng không nên ăn nhiều. Trong măng thường có chứa độc tố HCN, cần lưu ý khi chế biến để loại bỏ hết độc tố này ra khỏi món ăn.

Top 10+ thực phẩm gây mất sữa mẹ sau sinh nên tránh

Còn đối với bà mẹ sau sinh, nên nói không với măng, bởi khi ăn măng có thể gây giảm tiết sữa ở mẹ và có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ và bé nếu món ăn vẫn chứa hàm lượng độc tố nhất định.

6. Thực phẩm gây mất sữa: Mì tôm

Mì tôm cũng là một loại thực phẩm gây mất sữa đáng sợ nhất. Có thể vì sở thích hoặc thói quen ăn uống; nhiều mẹ nuôi con bằng sữa mẹ vẫn ăn một lượng lớn mì ăn liền. Bản thân mì tôm cũng không có nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể; lại là thực phẩm chiên nhiều chất béo có hại. Các loại mì tôm có thành phần lúa mì hay mạch cũng là thủ phạm làm giảm tiết sữa mà mẹ nên tránh xa.

7. Thực phẩm gây mất sữa: Các loại hải sản gây dị ứng

Một số loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, cá nhám, cá ngừ, sò, mực, các loại ốc… có thể gây dị ứng. Mẹ sau sinh cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của mình; cần nắm rõ cơ thể dị ứng với các loại thực phẩm nào. Dị ứng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây gián đoạn quá trình tiết sữa, mà còn có thể gây tử vong. Quan trọng hơn, trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung là nhóm đối tượng rất dễ bị dị ứng hải sản. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe mẹ và trẻ; phụ nữ cho con bú cần hạn chế hải sản trong sáu tháng đầu sau sinh.

Ăn nhiều hải sản còn có thể gây tình trạng chướng bụng, đau bụng, nôn, chứng tiết tả,… Ngoài ra, tiêu thụ lượng lớn hải sản còn làm tăng nguy cơ nhiễm thủy ngân và kim loại nặng; nhiễm giun sán, nặng hơn là ngộ độc. Nên dù không nuôi con bằng sữa mẹ, phụ nữ sau sinh vẫn cần hạn chế các loại hải sản. Tuyệt đối tránh các món hải sản sống hoặc chưa nấu chín (như tái chanh, gỏi cá sống, gỏi tôm sống,…); để hồi phục sức khỏe sau vượt cạn.

Các nguyên nhân khác gây mất sữa sau sinh

Tuy nhiên, các mẹ sau sinh cũng cần lưu ý, tình trạng mất sữa còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác như cơ địa và chế độ ăn uống của người. Mẹ sau sinh nên có một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cho sức khỏe và đủ sữa cho con bú.

Ngoài việc tiêu thụ các loại thực phẩm gây mất sữa sau sinh, một số trường hợp cũng bị giảm sản xuất hoặc thậm chí mất sữa hoàn toàn bởi:

  • Sử dụng thuốc: Những bà mẹ đang trong thời gian cho con bú cần dùng thuốc chữa bệnh cần phải lưu ý tới thành phần có trong thuốc. Một số loại thuốc điều trị dị ứng, thông mũi, lợi tiểu,… đều có thành phần pseudoephedrine. Có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa mẹ; đồng thời làm giảm khả năng tiết sữa.
  • Băng huyết sau sinh: Triệu chứng này có thể gây ảnh hưởng tới thời điểm sữa về và lượng sữa mẹ tiết ra.
  • Suy giáp, tuyến giáp hoạt động kém: Đây đều là những căn bệnh có thể cản trở tới việc sản xuất sữa. Do tuyến giáp giúp điều hòa 2 hormone là prolactin và oxytocin đều liên quan tới việc cho con bú. Nên nếu nhận thấy không đủ sữa cho con bú thì mẹ cũng nên đi kiểm tra tuyến giáp.
  • Sử dụng thuốc tránh thai: Một số phương pháp tránh thai bằng nội tiết tố; đặc biệt là các loại thuốc có chứa estrogen; đều có thể làm giảm lượng sữa mẹ tiết ra.
  • Chất độc từ môi trường: Môi trường xung quanh cũng có thể là tác nhân gây ảnh hưởng tới lượng sữa mẹ tiết ra. Môi trường nhiều chất độc có thể làm giảm lượng sữa hoặc thậm chí là gây mất sữa.
  • Vấn đề sinh sản tiềm ẩn: Những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường có mô vú kém phát triển; làm thiếu hụt lượng sữa mẹ cho bé bú.
  • Quay lại với công việc: Đối với những bà mẹ phải quay lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản; thông thường lượng sữa tiết ra sẽ giảm dần. Nguyên nhân là do sữa mẹ được sản xuất trên cơ sở cung – cầu; khi không cho bé bú thường xuyên như thời điểm ở nhà chăm con thì lượng sữa tiết ra sẽ ít đi. Ngoài ra, sự căng thẳng khi làm việc trở lại cũng làm ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ.

Leave Comments

0332171796
0332171796