DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG KHI TRẺ BỊ CÚM B.

Thời gian gần đây, các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là cúm có xu hướng gia tăng ở trẻ nhỏ. Trong đó, cúm B là một trong những bệnh dễ mắc và có nguy cơ gây biến chứng nếu không được phát hiện sớm. Hãy xem hết bài viết này để nắm rõ dấu hiệu và biến chứng trẻ bị cúm B để kịp thời phòng và chữa bệnh cho trẻ.

1. Cúm B ở trẻ là gì?

Cúm B là một loại bệnh cúm do virus cúm thuộc nhóm B gây ra, thường gặp trong mùa đông xuân. Đây là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, dễ lây lan khi tiếp xúc gần hoặc qua các giọt bắn từ người bệnh qua đường hô hấp. Mặc dù cúm B thường lành tính nhưng đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và trẻ có bệnh nền sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nghiêm trọng khi mắc cúm B.

2. Triệu chứng, dấu hiệu:

Bệnh cúm B ở trẻ sẽ có triệu chứng gì?

Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi thấy những dấu hiệu trẻ bị cúm B dưới đây:

  • Sốt cao: Trẻ có thể sốt lên đến 39-40°C đi kèm ớn lạnh.

  • Ho, đau họng: Trẻ thường xuyên ho khan, đau họng và có thể bị khàn tiếng.

  • Đau nhức cơ thể: Trẻ có thể kêu đau đầu, đau nhức cơ bắp, mệt mỏi.

  • Chảy mũi, nghẹt mũiMột số trẻ còn có triệu chứng viêm mũi, chảy nước mũi trong.

  • Buồn nôn, tiêu chảy: Ở một số trường hợp, cúm B còn gây rối loạn tiêu hóa.

  • Khó khăn về hô hấp: Khó thở, thở rít, hoặc thở nhanh.

  • Cơ thể yếu: Li bì, lừ đừ, không phản ứng nhanh như bình thường.

Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế.

3. Biến chứng khi trẻ mắc cúm B

Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng như:

  • Viêm phổi: Đây là biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất, gây khó thở, suy hô hấp.

  • Viêm cơ tim: Gây suy tim hoặc rối loạn nhịp tim.

  • Viêm não, màng não: Dẫn đến co giật, mất ý thức hoặc di chứng thần kinh lâu dài.

  • Nhiễm trùng tai giữa: Một biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể gây đau tai và mất thính lực tạm thời.

Việc phát hiện dấu hiệu trẻ bị cúm B sớm và đưa đi bệnh viện kịp thời sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh chóng và tránh được các biến chứng nguy hiểm.

4. Những trẻ nào có nguy cơ gặp biến chứng nặng khi nhiễm cúm B? 

Trẻ dưới 5 tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi; có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng khi nhiễm cúm B do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó, trẻ có các bệnh nền như hen suyễn; tiểu đường, bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh phổi mạn tính; cũng dễ bị tổn thương nghiêm trọng khi mắc cúm. Hệ miễn dịch suy giảm ở những trẻ đang điều trị bệnh lý hoặc bị nhiễm HIV cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng.

Ngoài ra, trẻ thừa cân, béo phì hoặc chưa được tiêm phòng cúm định kỳ cũng có nguy cơ mắc các biến chứng như viêm phổi; viêm não hoặc suy hô hấp. Các biến chứng này có thể dẫn đến hậu quả lâu dài; và nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, cha mẹ cần chú ý bảo vệ trẻ bằng cách phòng ngừa cúm B và theo dõi sát sao khi thấy có dấu hiệu trẻ bị cúm B.

5. Cách chăm sóc trẻ bị cúm B tại nhà

Để giúp trẻ hồi phục nhanh chóng, cha mẹ cần đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ và ăn uống đủ dinh dưỡng. Các món ăn lỏng dễ tiêu như cháo, súp hoặc nước trái cây sẽ giúp trẻ dễ ăn hơn và cung cấp đủ năng lượng cần thiết. Nếu trẻ bị nghẹt mũi, có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch mũi để giúp trẻ dễ thở hơn.

Môi trường sống của trẻ cần được giữ sạch sẽ, thoáng mát và tránh tiếp xúc với khói bụi hoặc các chất gây kích ứng. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người khác trong thời gian bệnh để tránh lây lan. Nếu có bất kỳ dấu hiệu trẻ bị cúm B nào, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

6. Cách phòng ngừa cúm B ở trẻ nhỏ

Tiêm phòng cúm hàng năm là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất cho trẻ nhỏ. Vắc-xin cúm không chỉ giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh; mà còn giảm mức độ nghiêm trọng nếu trẻ bị nhiễm bệnh. Cha mẹ nên thực hiện tiêm phòng định kỳ đúng lịch chỉ định; và làm theo khuyến cáo của bác sĩ để bảo vệ trẻ khỏi cúm B.

Ngoài ra, việc giữ vệ sinh cá nhân cũng rất quan trọng. Hãy hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi và tránh tiếp xúc gần với người đang mắc bệnh. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng. Bổ sung vitamin và duy trì lối sống lành mạnh cũng giúp giảm nguy cơ mắc cúm B.

Leave Comments

0332171796
0332171796