DẤU HIỆU CẦN PHẢI TẨY GIUN Ở NGƯỜI LỚN.

Nhiễm giun sán có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc ruột, tắc mật. Hãy cùng tìm các dấu hiệu cần tẩy giun ở người lớn ngay trong bài viết dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn nhé!

1. Tổng quan về bệnh lý nhiễm giun sán

Bệnh lý nhiễm giun sán là tình trạng giun sán sống ký sinh trong cơ thể người, gồm có giun đũa; giun tóc; giun móc; giun kim; giun chỉ; sán dây.

Nhiễm giun sán xuất phát từ việc sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh; sinh hoạt, tiếp xúc với các bề mặt; vật nuôi có chứa ký sinh trùng; ấu trùng hoặc trứng của giun sán.

Nhiễm trùng giun qua đất là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất trên toàn thế giới.  Ước tính khoảng 1,5 tỷ người nhiễm bệnh, tương ứng với 24% dân số thế giới.

Nhiễm giun sán có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tại gan, mật, phổi, đường ruột như tắc ruột, xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng ống dẫn mật, viêm tụy, xơ gan, áp xe gan, thiếu máu và suy dinh dưỡng.

Vì vậy, bạn cần nhận biết sớm các dấu hiệu cho thấy mình đang bị nhiễm giun sán; để kịp thời thực hiện các biện pháp tẩy giun nhằm tránh các biến chứng không mong muốn.

2. Các loại giun gây bệnh thường gặp

Các loại giun sán có thể được phân loại theo đặc điểm hình dạng, thân hình thon dài, dẹt hoặc tròn. Cụ thể như sau:

Giun dẹp

Một số loại giun dẹp thường gặp là: sán lá, sán máng và sán dây.

Cách thức lây truyền và nhiễm bệnh: Sán sống ký sinh trong cơ thể người; và trứng của chúng thải qua phân người. Nếu người nhiễm giun đi vệ sinh bên ngoài (gần bụi rậm, trong vườn hoặc trên cánh đồng); hoặc phân của người nhiễm giun được dùng làm phân bón, trứng sán sẽ đọng lại trong nước và đất.

Người bình thường sẽ bị nhiễm sán khi ăn phải trứng sán do tay dính đất bẩn; hoặc ăn rau củ quả trồng trên đất có trứng sán nhưng chưa được rửa sạch và nấu chín. Ngoài ra, bạn có thể bị nhiễm sán do ăn thịt động vật có nang ấu trùng sán.

Thông thường, sán ký sinh trong đường ruột nhưng đôi khi chúng di trú tới các bộ phận khác như tim, gan, não, phổi,…

Nhiễm sán gây đau bụng, gan to, buồn nôn, nôn, sốt từng đợt, nổi mề đay, khó chịu và sụt cân do tổn thương gan. Nhiễm trùng nặng có thể gây sỏi mật, viêm túi mật, vàng da tắc mật, viêm tụy, xơ đường mật và xơ gan.

Một số loại giun dẹp thường gặp là: sán lá, sán máng và sán dây

Một số loại giun dẹp thường gặp là: sán lá, sán máng và sán dây

Giun tròn

Một số loại giun tròn thường gặp là: giun đũa người, giun đũa chó mèo, giun tóc, giun móc, giun kim, giun lươn và giun chỉ.

Cách thức lây truyền và nhiễm bệnh: Giun tròn sống trong đất và thông qua đường ăn uống để xâm nhập vào ruột người, sau đó trứng giun được thải ra ngoài qua phân. Nếu người nhiễm giun đi vệ sinh ngoài trời hoặc phân của họ được sử dụng làm phân bón, trứng giun đọng lại trong đất/nước và lặp lại vòng tuần hoàn.

Người bình thường bị nhiễm giun khi ăn phải trứng giun do tay dính đất bẩn hoặc ăn rau củ quả trồng trên đất có trứng giun nhưng chưa được rửa sạch và nấu chín.

Trứng của một số loại giun phát triển ở môi trường bên ngoài thành ấu trùng mới có khả năng gây nhiễm bệnh cho con người. Tuy nhiên, trứng dễ bị hỏng dưới ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ trên 50 độ C.

Riêng giun kim ban đêm đẻ trứng ở ngoài hậu môn, gần cơ quan sinh dục nữ hoặc vùng ẩm giữa hai mông, gây ngứa ngáy dữ dội. Chúng trông giống như những sợi chỉ trắng nhỏ di chuyển và có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi soi đèn pin.

Khi gãi ngứa, trứng giun kim sẽ bám vào móng tay và rơi dính vào các vật dụng khác. Người khác vô tình ăn phải trứng giun kim sẽ bị nhiễm giun. Giun kim có thể được nhìn thấy ngay trên bề mặt phân nếu một người bị nhiễm trùng nặng.

Nhiễm trùng giun tròn mức độ nhẹ thường không có triệu chứng. Trong khi, nhiễm trùng mức độ nặng có thể gây ra một loạt vấn đề về sức khỏe như đau bụng, phát ban, tiêu chảy, thiếu máu, sa trực tràng, chán ăn, sụt cân, chậm phát triển, suy dinh dưỡng.

Người nhiễm giun đũa, giun lươn có thể có các triệu chứng tại phổi như ho và thở khò khè. Ấu trùng giun di trú dưới da làm xuất hiện các vệt cong màu hồng.

Một số loại giun tròn thường gặp là: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim

Một số loại giun tròn thường gặp là: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim

3. Dấu hiệu cần tẩy giun ở người lớn

Dấu hiệu cần tẩy giun: Đau bụng

Giun sán sống ký sinh trong ruột gây ra nhiều vấn đề cho hệ tiêu hóa như tắc ruột, lồng ruột, xuất huyết tiêu hóa, viêm phúc mạc, tắc ống mật, xơ gan,… Điều này khiến cơn đau bụng tái đi tái lại, đặc biệt là đau bụng kéo dài.

Giun đũa kí sinh trong lòng đại tràng, làm gì để phát hiện sớm?

Giun sán sống ký sinh trong ruột gây đau bụng

Dấu hiệu cần tẩy giun: Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện ở người nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa, được nhận biết qua các biểu hiện như tiêu chảy, đầy hơi và chướng bụng. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đường ruột khác.

Chất thải từ ký sinh trùng có thể gây ra tình trạng táo bón, đầy hơi và buồn nôn cho người nhiễm bệnh

Dấu hiệu cần tẩy giun: Ngứa, nổi mề đay

Người bị nhiễm ký sinh trùng giun sán đặc biệt với người nhiễm giun móc có thể xuất hiện các dấu hiệu trên da như ngứa, nổi mề đay, phát ban, chàm hoặc các triệu chứng dị ứng khác. Bên cạnh đó, chất thải từ ký sinh trùng có thể tích tụ trong da gây tổn thương da, viêm, nhiễm trùng và sưng tấy.

Người nhiễm giun sán có thể bị ngứa, nổi mề đay trên da

Người nhiễm giun sán có thể bị ngứa, nổi mề đay trên da

Dấu hiệu cần tẩy giun: Thiếu máu

Ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể con người và sống ký sinh. Chúng hút máu từ vật chủ phát triển và sinh sản. Do đó, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người nhiễm ký sinh trùng rơi vào tình trạng thiếu máu.

Người nhiễm ký sinh trùng giun sán có thể bị thiếu máu

Người nhiễm ký sinh trùng giun sán có thể bị thiếu máu

Suy nhược, mệt mỏi

Giun sán sống trong đường ruột và hấp thu hết dưỡng chất từ nguồn thức ăn nạp vào cơ thể. Điều này khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, gây suy nhược cơ thể và mệt mỏi.

Một số người bị nhiễm giun sán có thể gặp vấn đề về giấc ngủ do các triệu chứng như đau bụng, ngứa hoặc khó chịu về đêm, dẫn đến mệt mỏi vào ban ngày.

Sụt cân, suy dinh dưỡng

Giun sán sống ký sinh trong đường ruột làm rối loạn quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm, khiến cơ thể bị thiếu chất, sụt cân và suy dinh dưỡng.

Một số loại giun sán có thể gây ra các triệu chứng như táo bón, đau bụng, tiêu chảy và mất nước. Những triệu chứng thường xuyên xảy ra khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn và dẫn đến sụt cân.

Leave Comments

0332171796
0332171796