LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ LÁ GAN KHỎE MẠNH?

Gan là cơ quan chính để thanh lọc độc tố, chuyển hóa thức ăn và dự trữ nhiên liệu dưới nhiều dạng khác nhau. Tất cả mọi thứ chúng ta ăn hoặc uống, kể cả thuốc, đều đi qua gan. Một thực trạng cho thấy lá gan người Việt đang phải làm việc quá sức và không được bảo vệ đúng cách.

Với vai trò vô cùng phức tạp, gan đảm nhiệm những trọng trách không thể thay thế. Vậy liệu bạn đã biết cách bảo vệ lá gan của mình, dưới đây là các bí kíp giúp bảo vệ, chăm sóc lá gan luôn khỏe mạnh:

1. Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh cho gan cần đảm bảo đầy đủ và cân bằng 4 nhóm dưỡng chất chính là chất đạm (protein); chất béo (lipid); đường bột (glucid); vitamin và khoáng chất.

Cách xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng | Vinmec

Protein chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật, tập trung vào thực phẩm thiên nhiên như các loại đỗ đậu, rau xanh. Bạn cũng cần tiêu thụ protein từ động vật nhưng hạn chế thịt đỏ. Đặc biệt, nên tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt chưa qua tinh chế là nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất. Bổ sung chất béo không bão hòa đơn từ quả bơ và các loại hạt, dầu cá hạt lanh và hạt bí. Bên cạnh đó, cần tránh chất béo trans-fat trong thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn…

Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thực phẩm không còn tươi, chứa chất bảo quản, hóa chất, phẩm màu và các loại thức ăn hun khói, tái sống, thức ăn nhanh và các loại thức ăn có gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu…

2. Hạn chế rượu bia, từ bỏ thuốc lá

Khi rượu bia vào cơ thể, chỉ khoảng 10% lượng cồn được đào thải qua đường tiểu, mồ hôi và hơi thở, 90% còn lại sẽ đến thẳng gan. Tại đây, chất cồn từ bia rượu sẽ được tế bào gan xử lý và tiến hành quá trình khử độc. Tuy nhiên, khả năng của gan là có giới hạn, nếu thường xuyên dung nạp rượu bia chất cồn sẽ tích tụ ở gan, phá hoại tế bào gan gây sưng hay sẹo gan và nhanh chóng tiến triển thành xơ gan, ung thư gan.

Những lưu ý sau khi cấy ghép Implant

Chính phủ Hoa Kỳ khuyến cáo, mỗi người trưởng thành dung nạp không quá một đơn vị chất cồn mỗi ngày, trong đó một đơn vị = 25ml thức uống có cồn 40 độ, hoặc 50ml thức uống có cồn 20 độ (khoảng 1,4 ly bia rượu). Nếu vượt quá, tế bào gan hoạt động quá tải và chất cồn trong rượu chuyển hóa thành acetaldehyde – đây là chất rất độc không chỉ với gan mà còn cả với thần kinh, thị giác, dạ dày, đường tiêu hóa…

Khói thuốc lá chứa nicotin và hơn 3.800 loại hóa chất độc hại khác. Khi hút thuốc nồng độ nicotin và chất độc trong máu sẽ tăng cao, lúc này gan phải tăng cường hoạt động để đào thải chất độc và dễ bị tổn thương hơn. Theo nhiều nghiên cứu, chất N-Nitrosodiethylamine có trong thuốc lá là tác nhân gây ra các khối u ở gan và ung thư gan. Ngoài ra, thành phần asen trong khói thuốc cũng làm tăng cao nguy cơ mắc ung thư gan.

3. Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý

Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, duy trì cân nặng ổn định mà còn giúp phòng chống bệnh gan nhiễm mỡ. Một số bộ môn luyện tập giúp hỗ trợ chức năng gan như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, tập tạ, yoga… Stress thường xuyên cùng với rối loạn giấc ngủ hoặc nghỉ ngơi không hợp lý dẫn đến sự thiếu hụt máu ở gan, làm gián đoạn quá trình nuôi dưỡng tế bào gan và suy giảm chức năng gan. Do đó, để bảo vệ lá gan bạn nên cố gắng giải tỏa áp lực, căng thẳng trong công việc và cuộc sống bằng cách dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, đi du lịch, thực hiện các sở thích và đam mê của bản thân…

Bỏ túi kinh nghiệm quản lý công việc hiệu quả khi Work From Home | Văn  phòng phẩm FAST

(Hình ảnh sưu tầm)

 

Ngủ đủ giấc để gan làm việc hiệu quả hơn. Gan làm việc tích cực từ 23h đến 1h sáng hôm sau, gan thực hiện thải độc, loại bỏ chất thải và độc tố ra khỏi cơ thể, chuyển hóa các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể và tiết mật để giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, cholesterol trong thức ăn. Do đó, thời gian lý tưởng để ngủ giúp cơ thể nghỉ ngơi và hỗ trợ gan làm việc hiệu quả là từ 22h đến 6h sáng hôm sau.

4. Không tùy tiện sử dụng thuốc

Một số loại thuốc gây hại cho gan như thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc điều trị tiểu đường, cao huyết áp, thuốc hạ mỡ máu, thuốc điều trị ung thư… Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho lá gan. Ngoài ra, những người bệnh gan cần đặc biệt chú ý cân nhắc kỹ khi sử dụng thuốc tránh thai, thuốc cảm cúm…

6. Tiêm vắc xin ngừa viêm gan

Viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan, ung thư gan. Do đó, để bảo vệ gan mọi người cần tiêm phòng viêm gan B đúng lịch và đủ số mũi tiêm theo khuyến cáo. Tùy vào mỗi độ tuổi mà số mũi tiêm vắc xin phòng viêm gan B cũng được khuyến cáo khác nhau.

7. Khám sức khỏe định kỳ

Quy trình khám sức khoẻ tổng quát định kỳ

Các bác sĩ đưa ra lời khuyên, mỗi người nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về sức khỏe, nhất là bệnh gan mật. Đặc biệt, nếu không may mắc các bệnh về gan, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ, không tự ý dừng thuốc, đổi thuốc, giảm hay tăng liều lượng, điều này chỉ khiến bệnh trở nên trầm trọng và gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau.

 

Leave Comments

0332171796
0332171796