Sự thật về cà phê, trà giúp giảm nguy cơ ung thư gan.

Cà phê và trà là thức uống được nhiều người ưa thích. Cả cà phê và trà đều chứa chất chống oxy hóa, chủ yếu là polyphenol, góp phần tạo nên hương vị đặc trưng và tăng cường sức khỏe. Uống cà phê và trà liệu có giúp phòng chống ung thư, trong đó có ung thư gan?

Trà hay cà phê, thức uống nào tốt hơn?

Nhiều người dao động giữa việc nên hay không nên uống những loại đồ uống như cà phê hay trà, loại nào tốt hơn. Phần lớn các kết quả nghiên cứu đều cho thấy uống cà phê và trà nói chung đều tốt.

Cả hai loại đồ uống này đều chứa đầy các phân tử chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa ngăn chặn các tế bào trong cơ thể khỏi sự phá hủy của các gốc tự do có hại. Cà phê là nguồn chất chống oxy hóa lớn nhất trong thực đơn của người phương Tây. Tương tự như vậy, trà cũng là một nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời. Uống một trong hai loại đồ uống này có nghĩa là đang bảo vệ cơ thể chống ung thư, tốt cho sức khỏe.

Cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc hai loại ung thư phổ biến là ung thư gan và ung thư đại trực tràng. Các nghiên cứu đã cho thấy, người uống cà phê có nguy cơ mắc ung thư ít hơn 40%.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, uống vài cốc cà phê một ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng 15%. Polyphenol, một thành phần quan trọng của trà, đã được chứng minh là có thể chống lại bệnh ung thư. Chất này có thể ngăn chặn sự tấn công của nhiều loại ung thư khác nhau.

Cơ quan nghiên cứu ung thư của WHO mới đây đã loại bỏ cà phê ra khỏi danh sách các chất nghi ngờ gây ung thư và một vài nghiên cứu còn cho thấy cà phê có thể giúp chống lại ung thư đại tràng tái phát sau khi điều trị. Các nghiên cứu khác còn cho rằng uống cà phê có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer, bệnh parkinson, bệnh tiểu đường type 2 và bệnh gan.

Trà xanh và cà phê có những chất gì tốt cho sức khỏe?

Uống cà phê, trà giúp giảm nguy cơ ung thư gan.

Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra, uống trà có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư da, vú và ung thư tiền liệt tuyến. Các nhà nghiên cứu còn cố gắng tìm hiểu để xác định chính xác điều đó xảy ra như thế nào. Trà và đặc biệt là trà xanh rất giàu các hợp chất chống oxy hóa – giúp hạn chế tổn thương tế bào, củng cố hệ miễn dịch và polyphenol có thể giúp hạ huyết áp và cholesterol. Nó cũng giúp ngăn chặn bệnh Alzheimer nhờ hợp chất EGCG ngăn ngừa sự hình thành của các mảng bám dính gây tổn thương não.

Các chuyên gia nói rằng thật khó để có thể xác định xem cái nào tốt hơn vì chúng ta rất khó có thể phân tích được thành phần khác nhau trong từng loại, vai trò của chúng trong chế độ ăn uống và tác động lên các hệ thống cơ quan khác nhau của cơ thể.

Trà và cà phê đều là những đồ uống có những hợp chất phức tạp nên khó có thể xác định được những đồ uống này tác động lên sức khỏe con người. Các chất phức tạp đó bao gồm caffein, polyphenol, chất chống chống oxy hóa.

Uống cà phê bao nhiêu là vừa đủ để không gây hại? | Báo Dân trí

Nhóm người mắc bệnh đường trong máu cao, mỡ máu cao và huyết áp cao, acid uric cao… không nên uống cà phê.

Một số nghiên cứu cho rằng, uống nhiều hơn một cốc trà mỗi ngày có thể hạn chế được việc lắng đọng canxi động mạch, giúp cải thiện tuần hoàn và hạn chế mắc các bệnh tim mạch.

Mọi người thường hay hỏi bác sĩ rằng, nếu bị bệnh mạch vành hoặc tăng huyết áp hoặc tăng cholesterol thì họ nên uống trà hay cà phê. Nhiều người thường nghĩ rằng cà phê có thể gây ra hưng phấn cho tim nên họ tin rằng đó là điều không tốt. Các bệnh nhân không nên quá ám ảnh với việc uống cái này hay cái khác, họ nên tập trung vào chế độ ăn, tập luyện thể dục và giảm cân thì sẽ tốt hơn rất nhiều là việc chỉ đơn thuần uống trà hay cà phê.

Như vậy trà hay cà phê đều là những đồ uống mang tính chất hỗ trợ cho sức khỏe chứ không hoàn toàn là tác động sâu sắc đến sức khỏe. Về mặt cơ bản một chế độ dinh dưỡng lành mạnh mới là nền tảng của một sức khỏe tốt và toàn diện và đồ uống cũng nằm trong chế độ dinh dưỡng đó.

Lưu ý khi uống trà và cà phê

Rất nhiều người có thói quen uống trà hoặc cà phê vào mỗi buổi sáng. Những đồ uống này giúp chúng ta tỉnh táo và bắt đầu một ngày làm việc mới hiệu quả hơn.

Đối với trà, không nên uống trà ngay sau bữa ăn, nên uống sau bữa ăn khoảng 15 – 20 phút. Tuy nhiên, vì nhiều loại trà có hàm lượng caffein cao, bởi vậy càng không nên uống sau bữa tối.

Tránh uống trà vào buổi sáng khi bụng đói bởi trà có chứa axit tanic có thể gây ra tính acid. Người bị acid dạ dày nghiêm trọng có lẽ nên cố gắng tránh uống trà đậm vào buổi sáng khi bụng đói.

Đối với cà phê, một số người nên cân nhắc bởi có thể gây bất lợi cho cơ thể. Bao gồm người bị bệnh suy thận, nhóm người mắc bệnh đường trong máu cao, mỡ máu cao và huyết áp cao, acid uric cao.

Nhóm người trong độ tuổi trung niên và cao tuổi; Nhóm người có bệnh về tâm lý, bệnh nhân tâm thần; Nhóm người có bệnh tim mạch; Nhóm người bị trào ngược dạ dày; Nhóm người bị căng thẳng… nên hạn chế dùng và không nên dùng thường xuyên.

Leave Comments

0332171796
0332171796