Nhiều người thường chủ quan với những cơn chóng mặt, đau đầu, mắt mờ, mất ngủ… trong khi đây là dấu hiệu cảnh báo thiếu máu lên não, rối loạn tiền đình, nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến đột quỵ, tai biến.
Thiếu máu lên não, rối loạn tiền đình dễ dẫn đến đột quy, tai biến
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não, rối loạn tiền đình thường xuất hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân có thể do huyết áp thấp, thiếu máu, tai biến, các bệnh về tim mạch,… gây tắc nghẽn mạch máu. Hoặc đơn giản là do lo lắng căng thẳng, stress do mất ngủ, áp lực công việc, …
Mới đây, Đại tá, PGS. TS Nguyễn Minh Hiện (Chủ tịch hội Đột quỵ miền Bắc, Nguyên chủ nhiệm khoa đột quỵ, Bệnh viện 103) đã có một số chia sẻ tại Tọa đàm khoa học “Công thức đột phá từ Úc dành cho những người mắc các chứng đau đầu, mất ngủ, thiếu máu não, rối loạn tiền đình”, diễn ra tại Hà Nội.
Theo PGS. TS Nguyễn Minh Hiện, “Nếu tình trạng bệnh kéo dài, sẽ khiến các rối loạn vận động, cảm giác, rối loạn thị lực, thính lực và rối loạn tiền đình tăng lên. Bệnh nhân thường có các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ, mất ngủ, bồn chồn, lo lắng, ù tai, mờ mắt, đi lại loạng choạng, nôn, buồn nôn và hiệu suất làm việc kém. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh hiện tại và mức độ quan tâm đến sức khỏe của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh dễ dẫn đến tình trạng đột quỵ, tai biến”.
1. Thế nào là rối loạn tiền đình?
Tiền đình là một hệ thống cảm giác thuộc hệ thần kinh, nằm phía sau hai bên ốc tai, có vai trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Nhiệm vụ chính của tiền đình là giữ thăng bằng cho cơ thể.
Hội chứng rối loạn tiền đình xảy ra do sự rối loạn của hệ thống tiền đình ốc tai, dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất cân bằng về tư thế nên có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, ù tai, hoa mắt, đi đứng loạng choạng không vững.
1.1 Nguyên nhân
Những nguyên nhân dẫn đến hội chứng tiền đình thường thấy là: có tổn thương hoặc virus gây viêm dây thần kinh số 8 ( dây thần kinh tiền đình ốc tai ), viêm tai xương chũm, viêm tai giữa, thoái hóa một trong các cơ quan của hệ tiền đình, rối loạn tuần hoàn máu tác động đến não hoặc tai, tắc nghẽn động mạch tiền đình, chấn thương ở đầu…
Ngoài ra còn có những yếu tố thường xảy đến trong cuộc sống cũng có thể là nguyên nhân của hội chứng tiền đình, như: căng thẳng, mất ngủ kéo dài, sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn, ít vận động,…
1.2 Triệu chứng rối loạn tiền đình
Các dấu hiệu nặng hay nhẹ của rối loạn tiền đình phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tùy vào mỗi cá thể người bệnh.
Người bị rối loạn tiền đình rất dễ gặp các hiện tượng sau:
– Tổn thương dây thần kinh ngoại biên hoặc trung tâm hệ thống tiền đình gây hiện tượng chóng mặt: người bệnh có cảm thấy bị chao đảo, cảm giác không gian xung quanh hoặc bản thân trở nên xoay tròn, quay cuồng, không làm chủ được tư thế, có thể không đứng lên được. Bên cạnh đó còn có các triệu chứng ù tai, nôn, buồn nôn, đau đầu,…
– Mất ý thức, ngất xỉu do lượng máu lưu thông lên não bị suy giảm, rối loạn chức năng tim, tụt huyết áp; người đổ mồ hôi, mắt mờ, chậm nhớ, chóng quên.
– Mất thăng bằng: đi đứng lảo đảo, dễ ngã, không giữ được thăng bằng, phải có chỗ bám hoặc người dìu mới có thể lấy lại cân bằng. Nguyên nhân do sự tắc nghẽn động mạch ở tiểu não, tiền đình, mắt và ngoại tháp.
2. Thế nào là thiếu máu não?
Thiếu máu lên não hay thiểu năng tuần hoàn não, là tình trạng xảy ra khi không có đủ lượng máu đến não để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất. Điều này dẫn đến hạn chế cung cấp oxy hoặc thiếu oxy não và dẫn đến chết mô não, nhồi máu não hoặc đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
2.1 Nguyên nhân
Tình trạng thiếu máu não có thể xảy đến với những người mắc một số bệnh lý, bên cạnh đó cũng đến từ lối sống, thói quen sinh hoạt thường ngày. Đây chính là hai nhóm nguyên nhân chủ yếu gây nên thiếu máu.
Các yếu tố do bệnh lý bao gồm xơ vữa động mạch chiếm 60-80% nguyên nhân gây thiếu máu não. Ngoài ra còn do các bệnh lý khác: tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh về tim mạch hay thoái hóa đốt sống cổ.
Các yếu tố do lối sống như Stress, căng thẳng kéo dài; lười vận động,thường xuyên hút thuốc lá, rượu bia, chế độ ăn thiếu dưỡng chất hay thói quen gối cao đầu khi ngủ.
Trong đó, nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng thiếu máu não mà đa số mọi người không nghĩ đến là gốc tự do. Gốc tự do tăng sinh quá nhiều trong cơ thể ngoài việc tấn công vào các tế bào thần kinh, nó còn tấn công thành mạch máu làm tổn thương thành mạch, hình thành mảng bám và cục máu đông làm hẹp và tắc mạch làm giảm lưu lượng máu lên não, gây thiếu máu não.
2.2 Triệu chứng
Thiếu máu não thường có những biểu hiện mơ hồ, người bệnh rất dễ bỏ qua và chỉ phát hiện khi tiến triển nghiêm trọng hơn. Một số dấu hiệu thường gặp là:
– Đau đầu: là triệu chứng hay gặp nhất (chiếm 90% trường hợp) và xuất hiện sớm nhất. Đau một vùng hoặc lan rộng, đau tăng khi vận động, suy nghĩ, căng thẳng thần kinh.
– Hoa mắt, chóng mặt (chiếm 87%): loạng choạng khi đi hoặc đứng, cảm thấy tối sầm mặt mày, đặc biệt là khi đột ngột thay đổi tư thế.
– Tê bì tay chân, nhức mỏi, giảm vận động.
– Mắt nhìn mờ, nhìn đôi.
– Mất ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ.
– Mất tập trung, hay đãng trí, suy giảm trí nhớ.
3. Rối loạn tiền đình thiếu máu não, phân biệt như thế nào?
Ta có thể nhận thấy sự tương đồng về biểu hiện của hai tình trạng bệnh như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, giảm trí nhớ,… Điều này thường khiến nhiều người lầm tưởng rằng hai bệnh là một, hoặc không biết mình rơi vào trường hợp nào. Việc nhầm lẫn có thể dẫn đến dùng thuốc điều trị không đúng, do đó không thể chữa khỏi dứt điểm bệnh.
Xét về bản chất, thiểu năng tuần hoàn não là trạng thái suy giảm lượng máu đến nuôi các tế bào não do một số bệnh mạn tính gây ra như tăng huyết áp, thoái hóa đốt sống cổ, bệnh van tim… Trong khi rối loạn tiền đình là tình trạng mất thăng bằng về tư thế do rối loạn ở hệ thống tiền đình ốc tai, mà một trong những nguyên nhân dẫn đến các tổn thương này là tuần hoàn não kém. Như vậy, thiếu máu não thực chất là một nguyên nhân gây nên rối loạn tiền đình.
Các tổn thương ở hệ thống tiền đình khiến bộ phận này không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ duy trì thăng bằng. Vì vậy, bên cạnh những biểu hiện của thiếu máu não, người bị rối loạn tiền đình còn không giữ được thăng bằng cơ thể ở mọi tư thế, không thể đứng, ngồi hoặc nghiêng người.
Phương hướng điều trị trong hai trường hợp cũng có những điểm khác biệt. Đối với thiếu máu não cần tăng cường tuần hoàn máu não, dự phòng tắc nghẽn mạch máu, bồi bổ và hồi phục các tế bào não bị tổn thương. Trong trường hợp rối loạn tiền đình, việc điều trị vừa phải đảm bảo giải quyết các triệu chứng về mất thăng bằng cũng như chức năng nhận thức – nghe – nhìn, vừa phải khắc phục được nguyên nhân gây bệnh, bao gồm cả điều trị thiểu năng tuần hoàn não.
4. Điều trị rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng nhiều và tiếp xúc với máy tính. Vì ngồi nhiều trong phòng lạnh, vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống thân nền, Khiến cho thiếu máu nuôi dưỡng đến vùng não bộ gây tình trạng rối loạn.
Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh hay tái phát, do đó để phòng ngừa bệnh rồi loạn tiền đình, chúng ta cần :
– Tránh ngồi một chỗ quá lâu , 1 tiếng nên đừng dậy đi lại
– Uống 2 lít nước lọc mỗi người, tránh để khát nước
– Đối với người bị rồi loạn tiền đình trong tư thế sinh hoạt, không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh
– Giảm căng thẳng , stress
– Không sử dụng điện thoại hay đọc sách khi di chuyển, đi ô tô, máy bay,…
– Không hút thuốc lá vì nicotin làm co thắt mạch máu cung cấp máu đến tai.
Sử dụng TIỀN ĐÌNH VƯƠNG